Theo đó, Robot và Trí tuệ nhân tạo sẽ là ngành có điểm nhận hồ sơ xét tuyển cao nhất trường với mức dự kiến là 26 điểm.
Những ngành dự kiến điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 23,5 gồm có: Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ thông tin, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh Quốc tế và Sư phạm Tiếng Anh.
Những ngành dự kiến điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 22,5 gồm có: Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá, Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ Chế tạo máy, Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ kỹ thuật Hoá học, Quản lý Công nghiệp, Thương mại điện tử, Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống và Ngôn ngữ Anh.
Những ngành dự kiến điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 21 gồm có: Các ngành Xây dựng, Công nghệ may, Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Công nghệ kỹ thuật Máy tính, Kỹ thuật Y sinh, Kiến trúc và Kỹ thuật dữ liệu.
Những ngành còn lại dự kiến nhận hồ sơ xét tuyển từ 20 điểm.
Ông Đỗ Văn Dũng cho hay dự báo này dựa vào số nguyện vọng thí sinh đăng ký vào trường, đề thi và khảo sát điểm của thí sinh sau khi có đáp án chính thức. Mức điểm dự báo nhằm giúp thí sinh điều chỉnh đúng nguyện vọng xét tuyển sau khi có kết quả thi.
Trước đó, ông Dũng nhận định năm nay sẽ có nhiều điểm 10 thi tốt nghiệp THPT nhưng không phải là “mưa điểm 10" như một số lo ngại trước đó. Lý do là đề thi Toán và Hóa không quá khó, đề thi Tiếng Anh nhẹ nhàng, đề Vật lý tuy khó hơn nhưng tương đương năm ngoái.
Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chỉ còn 50% chỉ tiêu xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT nên dự kiến điểm chuẩn có thể tăng so với năm ngoái từ 1-2 điểm.
Năm 2019, điểm chuẩn vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM theo kết quả thi THPT quốc gia cao nhất là 25.2, thuộc ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo.
![]() |
![]() |
![]() |
Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM năm 2019 |
Lê Huyền
Đại diện nhiều trường đại học cho biết với thực tế kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa diễn ra, các trường có thể yên tâm xét tuyển từ kết quả thi và dự đoán điểm chuẩn sẽ tăng.
" alt=""/>Dự kiến điểm xét tuyển ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCMAnh trai của Lưng là Trần Văn Vững, năm nay tròn 20 tuổi, đang điều trị tại Khoa Nhiễm Việt Anh. Căn bệnh của Vững bộc phát khá bất ngờ. Khoảng 20 ngày trước, em bị sốt nhẹ, thường xuyên nói nhảm, rối loạn nhận thức, hành vi, đi tiểu không tự chủ, hay gồng người. Nghĩ Vững lên cơn tâm thần, gia đình vội vàng đưa đi khám tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 nhưng không đúng bệnh. Sau đó Vững được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, rồi chuyển tiếp vào Khoa Nhiễm Việt Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
![]() |
Vững đang được điều trị theo phác đồ của bệnh viêm não tự miễn tại Khoa Nhiễm Việt Anh. |
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán Vững bị viêm não tự miễn, một căn bệnh còn khá mới lạ cả ở Việt Nam và trên thế giới. Riêng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM từ trước đến nay mới tiếp nhận điều trị khoảng 30 ca bệnh, tỷ lệ cứu sống hơn 80%.
Vững được đánh giá có nhiều cơ hội sống. Thế nhưng khó khăn lớn nhất của gia đình em là vấn đề kinh phí chữa trị. Cũng bởi trước đây, cả gia đình sinh sống ở vùng Biển hồ Campuchia, không có giấy tờ tùy thân, không thể mua bảo hiểm y tế. Vì vậy, mọi chi phí để chữa bệnh gần 200 triệu đồng, gia đình phải tự trả.
Lưng tâm sự: “Lúc anh trai phát bệnh, mẹ em cũng bị bệnh. Mẹ thường xuyên đau đầu, chóng mặt. Nhưng vì muốn tiết kiệm tiền để chữa bệnh cho anh nên ba chỉ đưa mẹ đi khám, chữa ở một cơ sở y tế tại địa phương. Đến nay, mẹ nằm một chỗ ở nhà. Có những lúc mẹ đau đến co quắp người, ôm chặt gối mà vẫn nhất quyết không đi bệnh viện. Ba phải ở nhà chăm mẹ nên một mình em lên thành phố chăm anh”.
Lưng ngồi thất thần trước khu nhà anh trai đang nằm điều trị. |
Cậu bé vừa nói vừa cúi gằm mặt. Tôi tưởng chừng, nếu không có ai ở đây, em sẽ òa lên nức nở. Nhìn thiếu niên 17 tuổi, dáng người bé nhỏ một mình ngơ ngác trong bệnh viện của thành phố lớn khiến ai cũng xót xa.
Lưng cho biết, gia đình em mới chuyển về Việt Nam định cư khoảng 4 năm. Trước đó, cả nhà sống trên bè ở vùng Biển hồ Campuchia. Nơi đó em không có bạn, tuổi thơ chỉ gắn liền với con nước, những chiếc bè, xuồng. Không có điện, không có nước sạch, cuộc sống khó khăn nên em cũng chưa từng được học chữ. Vì vậy, khi chuyển về Việt Nam, được đi học, có thầy cô, bạn bè, cuộc sống của Lưng trở nên sinh động lạ thường.
![]() |
Cả gia đình Lưng sống bám víu trên những chiếc bè, xuồng, trôi nổi trên con nước. |
![]() |
Mẹ của Lưng hiện tại chỉ nằm một chỗ. Ba em phải nghỉ làm để chăm sóc vợ. |
14 tuổi mới đi học lớp 1, nhưng đấy đã là “đặc ân” mà trong gia đình chỉ có mình Lưng được trải nghiệm. Tôi hỏi Lưng có ngại không khi ngồi học cùng những em bé 6 tuổi. “Em thích lắm chứ không ngại”, ánh mắt em rạng rỡ.
Nói rồi, Lưng lại hướng về phòng bệnh, nơi Vững đang nằm điều trị: “Hồi anh chưa bệnh, anh thường cùng ba đi đánh bắt cá, đổi lấy tiền, vừa nuôi cả gia đình, vừa cho em đi học. Mấy anh chị của em đều chỉ biết mỗi nghề đánh cá, quanh năm suốt tháng ở trên bè, trên xuồng, người tanh mùi cá, mùi nước. Vì vậy, anh Vững thường nói, em phải chăm học, đấy là con đường duy nhất để em thay đổi cuộc đời”.
![]() |
Nếu không còn được đi học, những tấm giấy khen này sẽ là kỷ niệm đẹp nhất của Lưng. |
Lưng nghe lời anh, suốt 3 năm đầu tiểu học, em đều đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Em cũng đã mường tượng ra một cuộc sống khác cha mẹ và các anh chị, sẽ giống như những người ở trên đất liền, có công việc, nhà cửa ổn định.
Nhưng rồi, anh và mẹ phát bệnh quá bất ngờ, chi phí điều trị quá tốn kém. Trong khi những anh chị khác đã lập gia đình, lại khó khăn nên gần như chẳng giúp được gì. Sức khỏe cha em cũng đã yếu, còn phải chăm mẹ bệnh, giờ đây chỉ còn mình Lưng loay hoay xoay sở. Cậu bé chết lặng khi nghe bác sĩ nói cần số tiền gần 200 triệu đồng để cứu anh.
Khánh Hòa – Phước Như
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:TIN BÀI KHÁC:
Về bài viết của ông Hoàng Hữu Phước![]() |
Ảnh minh họa |